, cơ quan đối với quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập hay chính là việc điều chỉnh đăng ký doanh nghiệp về số cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập sau thời hạn ba năm kể từ ngày được cấp đăng ký lần đầu. Vậy phải hiểu thế nào cho đúng?
- Căn cứ quy định của Luật Doanh nghiệp
- Cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần (khoản 11 Điều 4).
- Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật này (điểm d khoản 1 Điều 79).
- Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.
Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ (khoản 5 Điều 84).
- Cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên phải được đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có được tỷ lệ sở hữu đó (khoản 4 Điều 86).
- Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua quy định tại khoản 2 điều 86 của Luật này được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty (khoản 3 Điều 87).
- Các quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, số 102/2010/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn số 14/2010/TT-BKH
- Hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với số cổ phần đăng ký mua tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp lần đầu và đã góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (khoản 10 Điều 23 Nghị định 102/2010/NĐ-CP).
- Các vấn đề pháp lý thực tiễn đặt ra
Như vậy, nếu đối chiếu và kiểm nghiệm rõ từ nội dung quy định của Luật doanh nghiệp về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập thì có thể dễ dàng nhận thấy một số vấn đề:
- Vấn đề thứ nhất: Hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập
- Việc pháp luật quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập theo khoản 5 Điều 84 là nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của các cổ đông sáng lập còn lại trong trường hợp một hoặc một số cổ đông sáng lập khác có ý định chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác không phải là cổ đông sáng lập, đề cao ý nghĩa của cổ đông sáng lập – người tham gia “khởi xướng” cho sự ra đời của công ty. Mặt khác, điều này cũng nhằm mang đến tính ổn định cho công ty cổ phần mới thành lập trong khoảng thời gian ba năm đầu.
- Sau thời hạn ba năm kể từ ngày được cấp đăng ký, mọi hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ. Đây là nội dung nằm trong giới hạn của khoản 5 Điều 84 nhưng được tách ra thành một mục riêng, không phải một khoản riêng biệt trong tổng thể cả Điều 84. Chính vì vậy, quy định này chỉ nhằm tập trung vào việc bãi bỏ hoàn toàn các hạn chế nếu một hoặc một số cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của Công ty sẽ được tự do thực hiện mà không phải chờ sự đồng ý thông qua của những cổ đông sáng lập còn lại. Như vậy, quy định này rõ ràng không bao gồm các hạn chế nào khác về thủ tục chuyển nhượng.
- Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông là một trong những quyền quan trọng và cơ bản nhất của cổ đông. Đặc biệt họ là cổ đông sáng lập và cũng đã hết thời hạn ba năm bị hạn chế được bãi bỏ.
- Vấn đề thứ hai: Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập sau ba năm kể từ thời điểm thành lập có phải đăng ký với cơ quan quản lý về đăng ký kinh doanh hay không?
- Với những vấn đề phân tích nêu trên có thể dễ dàng nhận thấy là việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập nếu thực hiện sau ba năm kể từ thời điểm thành lập thì vẫn hoàn toàn có quyền đăng ký thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Không thể viện một lý do áp dụng quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập như nêu tại phần trên để cho rằng việc này là không thể thực hiện được hoặc không cần thiết.
- Sự không cần thiết có chăng ở đây chỉ được thừa nhận nếu áp dụng quy định như tại khoản 4 Điều 86 nếu sau khi tiến hành chuyển nhượng mà tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông mới thấp hơn 5% tổng số cổ phần của công ty. Bởi ngay cả các Nghị định sau này nếu có hướng dẫn thi hành cũng không thể trái với Luật Doanh nghiệp được.
- Do đó, không thể hiểu rằng sự bãi bỏ hạn chế về chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập đồng nghĩa với việc bỏ luôn cả quy định về thủ tục đăng ký chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập sau thời hạn ba năm kể từ thời điểm thành lập. Nếu từ chối thực hiện thủ tục này hiển nhiên cả cổ đông, công ty cổ phần và cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh đã vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 86 Luật doanh nghiệp.
- Vấn đề thứ ba: Việc ghi thông tin về số cổ phần và giá trị cổ phần của cổ đông sáng lập trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi họ đã chuyển nhượng hết cho cổ đông mới
- Hiện nay Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan không có quy định cụ thể nào về ghi số cổ phần, giá trị cổ phần của cổ đông sáng lập trong trường hợp họ đã chuyển nhượng hết cho cổ đông mới. Điều này cũng đã dẫn đến những cách áp dụng khác nhau giữa các cơ quan quản lý về đăng ký kinh doanh. Có nơi cho rằng việc này là không thể thực hiện được, có nơi lại cho rằng việc này nên xóa bỏ và cũng cho thực hiện trên thực tế. Vậy đâu là quan điểm đúng?
- Pháp luật doanh nghiệp không có quy định cụ thể trong trường hợp này, tuy nhiên về góc độ lý luận pháp thực tiễn áp dụng luật có thể nhận thấy giao dịch chuyển nhượng cổ phần cũng tương tự như quan hệ mua bán trong pháp luật dân sự. Việc bên bán đã bán hết tài sản (ở đây chính là cổ phần) của mình cho người khác thì việc thông tin về tài sản đó trong bất cứ văn bản nào nếu bỏ đi cũng là hoàn toàn bình thường. Cổ đông sáng lập trong trường hợp này chỉ còn lại là hư danh, họ cũng không còn bất cứ quyền lợi nào được ghi nhận tại công ty cổ phần đó nữa và như vậy việc ghi lại những thông tin về giá trị cổ phần còn có ý nghĩa gì về mặt thực tiễn?
- Mặt khác việc tiếp tục ghi số cổ phần, giá trị cổ phần của cổ đông sáng lập sau khi hết thời hạn ba năm kể từ thời điểm thành lập mà họ đã chuyển nhượng hết số cổ phần của mình cho cổ đông mới vẫn có thể dẫn đến những cách hiểu lầm không đáng có về cổ đông sáng lập mỗi khi nhìn vào giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Vấn đề thứ tư: Tại sao hiện nay vẫn có sự khác nhau trong cách áp dụng những quy định này của cơ quan quản lý đăng ký doanh nghiệp tại các địa phương?
- Thực tế hiện nay vẫn đang tồn tại sự khác nhau trong quan điểm áp dụng luật về vấn đề này, có cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh vẫn tiếp nhận giải quyết các hồ sơ đăng ký chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập sau khi đã hết thời hạn ba năm và vẫn có những cơ quan từ chối tiếp nhận giải quyết thủ tục.
- Đây là một vấn đề không mới nhưng điểm mấu chốt của nó nằm ở chỗ một quy định của pháp luật không thể có hai hay nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng trong thực tiễn khác nhau. Nguyên nhân chính lại xuất phát từ việc ngoài Luật Doanh nghiệp chưa có bất kỳ một văn bản nào dưới luật hướng dẫn thi hành chi tiết để tránh những sự hiểu lầm đáng tiếc xảy ra.
- Điều này đặt ra một thực tiễn cho các cơ quan quản lý Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần sớm có hướng dẫn phù hợp để tránh tình trạng này tái diễn ở các địa phương.