
Tư Vấn Hướng Dẫn (6)
Tư vấn pháp lý về điều chỉnh nội dung đăng ký đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tham vấn pháp lý về điều chỉnh nội dung đăng ký đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
HQC là một tổ chức gồm hai đơn vị: Công ty Luật HQC (HQC LAW FIRM) – Một tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu về hoạt động tư vấn pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý, đại diện trong và ngoài tố tụng; Công ty Tư Vấn HQC (HQC CONSULTING) – Một công ty tư vấn chuyên nghiệp về hoạt động lập dự án, chuyển nhượng dự án tại Việt Nam. Với phương châm giữ gìn uy tín và hình ảnh để tôn vinh sự tín nhiệm sử dụng dịch vụ pháp lý, HQC luôn nỗ lực tích lũy kinh nghiệm và ngày càng hoàn thiện năng lực tư vấn trên nhiều lĩnh vực để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.
HQC là thương hiệu được lấy từ tên viết tắt của cụm từ “High Quality Consulting – Tư vấn chất lượng cao”. Tiêu chí về chất lượng phục vụ của HQC đối với khách hàng luôn là tiền đề cho toàn bộ hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật ngay từ ngày đầu khởi sự và được khẳng định sẽ phát huy liên tục trên con đường phát triển không ngừng.
HQC tập hợp một đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn trẻ, nhiệt tình và sáng tạo là nòng cốt cho chiến lược phát triển bền vững. Với quan điểm mọi tình huống pháp lý đều có phương án giải quyết triệt để, HQC luôn cho rằng quy luật vận động không ngừng chính là chìa khóa để mở ra các nút thắt trong mỗi vấn đề pháp lý vướng mắc của khách hàng.
Với tôn chỉ bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng, HQC luôn đề cao trách nhiệm bảo mật tuyệt đối thông tin trong mọi giao dịch với khách hàng. Bằng lợi thế của sức trẻ, trí tuệ sắc bén, trách nhiệm nghề nghiệp và một quan điểm về mức thù lao hợp lý mang tính cạnh tranh, HQC tự tin cho rằng:
“Thành công của khách hàng – Sự khẳng định của HQC”
Thương nhân nước ngoài được quyền thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam để thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh đại diện giao dịch theo thẩm quyền. Điều 3 Luật thương mại năm 2005 quy định về chi nhánh và văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:
Đối với mỗi nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hay cá nhân) khi tiến hành hoạt động đầu tư vào Việt Nam đều quan tâm tới việc lựa chọn phương thức đầu tư phù hợp với yêu cầu thực tiễn và định hướng phát triển trong tương lai.
Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trong lĩnh vực viễn thông cần phải thực hiện thủ tục thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư sau khi lựa chọn đối tác liên doanh tại Việt Nam.
Để phục vụ cho việc tham khảo của nhà đầu tư nước ngoài về thủ tục đầu tư thành lập pháp nhân tại Việt Nam, HQC Consulting đưa ra một số tham vấn pháp lý về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực viễn thông như sau:
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/11/2009.
- Nghị định số 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/12/2008 về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bưu chính viễn thông.
- Biểu cam kết dịch vụ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO
2. Vốn pháp định trong lĩnh vực viễn thông
Hiện nay theo quy định của Luật Viễn thông và Nghị định số 25/2011/NĐ-CP thì đầu tư trong lĩnh vực viễn thông chỉ áp dụng mức vốn pháp định trong trường hợp thiết lập hạ tầng mạng, cụ thể:
- Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP về danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong đó bao gồm "4. Thiết lập hạ tầng mạng viễn thông, truyền dẫn phát sóng, cung cấp dịch vụ viễn thông và internet". Ngoài ra lĩnh vực quảng cáo dưới bất cứ hình thức nào theo quy định hiện nay của pháp luật Việt Nam cũng thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
- Như vậy, trường hợp Quý Công ty dự định tiến hành đăng ký đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông, quảng cáo… nằm trong danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện và phải tiến hành lập hồ sơ thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP cùng các quy định của pháp luật có liên quan.
- Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP quy định“Trường hợp đầu tư trực tiếp để cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam. Trường hợp đầu tư để cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được phép liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam”.
- Căn cứ theo quy định của biểu cam kết dịch vụ sau khi gia nhập WTO thì hiện nay đầu tư trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ viễn thông cũng như dịch vụ quảng cáo, nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế về tỷ lệ phần vốn góp: “(3)Không hạn chế, ngoại trừ: dịch vụ không có hạ tầng mạng: Ngay sau khi gia nhập, cho phép hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 51% vốn pháp định của liên doanh. Sau 03 năm kể từ ngày gia nhập: phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 65% vốn pháp định của liên doanh” (trong đó (3) là hiện diện thương mại) và phải tiến hành liên doanh với nhà đầu tư trong nước (mang Quốc tịch Việt Nam).
- Chính vì vậy, Chúng tôi đề nghị Quý Công ty cung cấp thông tin về lĩnh vực đầu tư (ngành nghề kinh doanh) cụ thể để xác nhận tỷ lệ tối đa sở hữu phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh và lĩnh vực đầu tư này còn liên quan tới việc có phải chứng minh vốn pháp định hay không. Bởi theo quy định của Luật Viễn thông và Nghị định số 25/2011/NĐ-CP, đầu tư trong lĩnh vực thiết lập hạ tầng mạng viễn thông phải chứng minh vốn pháp định.
3. Việc lập hồ sơ thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư
Theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định 108/2006/NĐ-CP, Nghị định số 121/2008/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
3.1 Hồ sơ thẩm tra đầu tư:
- Bản đăng ký/đề nghị thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu).
- Giải trình kinh tế kỹ thuật đối với dự án đầu tư (bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất (nếu có); giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường, nhu cầu sử dụng lao động, dự kiến thu hồi vốn…).
- Bản giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện của Pháp luật Việt Nam đối với lĩnh vực đầu tư có điều kiện (các điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo qui định của pháp luật đối với các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư và Phụ lục III Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, cam kết gia nhập WTO, Nghị định số 121/2008/NĐ-CP).
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư kèm theo tài liệu chứng minh khả năng huy động tài chính cho dự án (Nếu trong báo cáo tài chính hiện nay của Công ty vẫn đang hạch toán lỗ).
3.2 Hồ sơ đăng ký kinh doanh:
- Điều lệ dự thảo của Công ty liên doanh.
- Hợp đồng liên doanh thành lập doanh nghiệp.
- Danh sách cổ đông sáng lập đối với Công ty cổ phần, thành viên sáng lập đối với Công ty TNHH.
- Hồ sơ đối với cổ đông/thành viên là pháp nhân mang quốc tịch nước ngoài bao gồm:
+ Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc tài liệu có giá trị pháp lý tương đương được hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại không quá sáu tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
+ Điều lệ hoạt động hoặc tài liệu có giá trị pháp lý tương đương được hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại.
+ Quyết định tham gia góp vốn liên doanh và bổ nhiệm người đại diện quản lý phần vốn góp trong Công ty liên doanh.
+ Báo cáo tài chính kỳ gần nhất được hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại.
+ Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn đối với người đại diện quản lý vốn góp.
HQC Consulting