%AM, %03 %041 %2015 %00:%06

Đầu tư nước ngoài - các phương thức triển khai trên thực tế

Viết bởi 
Đánh giá bài này
(0 bình chọn)

Đối với mỗi nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hay cá nhân) khi tiến hành hoạt động đầu tư vào Việt Nam đều quan tâm tới việc lựa chọn phương thức đầu tư phù hợp với yêu cầu thực tiễn và định hướng phát triển trong tương lai.

 

HQC Consulting xin giới thiệu một số nội dung liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài chung nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. 

I. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1. Hình thức đầu tư trực tiếp:

- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn nước ngoài;

- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh), hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh - chuyển giao), hợp đồng BTO (xây dựng - chuyển giao – kinh doanh), hợp đồng BT (xây dựng chuyển giao);

- Đầu tư phát triển kinh doanh;

- Mua cổ phần hoặc vốn góp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư;

- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.

2. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế:

- Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

- Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật;

- Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hoá, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;

3. Đầu tư theo hợp đồng:

- Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm; đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng.

- Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hoá và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải...

4. Đầu tư phát triển kinh doanh:

- Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh;

- Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.

5. Góp vốn, mua lại cổ phần và sáp nhập, mua lại:

Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam; được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh.

6. Đầu tư gián tiếp:

- Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá;

- Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;

- Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.

II. ĐẦU TƯ THÀNH LẬP TỔ CHỨC KINH TẾ 100% VỐN NƯỚC NGOÀI CÓ QUY MÔ VỐN ĐẦU TƯ DƯỚI 300 TỶ ĐỒNG VIỆT NAM VÀ KHÔNG THUỘC DANH MỤC LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CÓ ĐIỀU KIỆN

1. Trình tự, thủ tục đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp

1.1 Thủ tục đầu tư:

Hồ sơ dự án bao gồm:

- Bản đăng ký/ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư.

- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư kèm theo tài liệu chứng minh khả năng huy động tài chính cho dự án.

- Giải trình kinh tế kỹ thuật của dự án (bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất (nếu có); giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường…).

- Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện kinh doanh đối với lĩnh vực đăng ký là mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp tới mua bán hàng hóa (theo Thông tư 08/2013/TT-BCT)

- Bản giải trình khả năng đáp ứng các quy định của pháp luật (đối với các lĩnh vực đầu tư có điều kiện khác).

- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định (theo mục 1.2 dưới đây).

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư:

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư có quy mô dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

- Riêng Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quyết định việc cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có quy mô dưới 40 triệu USD (hoặc 600 tỷ đồng Việt Nam) trừ các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, thực hiện việc đăng ký trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư.

- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế (sau đây gọi chung là Ban quản lý) thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm tra, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có quy mô dưới 40 triệu USD (hoặc 600 tỷ đồng Việt Nam) trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế, trừ các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

1.2 Hồ sơ đăng ký kinh doanh:

- Điều lệ dự thảo của công ty.

- Danh sách thành viên sáng lập đối với công ty TNHH, Công ty Hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.

- Hợp đồng thuê trụ sở. Trong trường hợp dự án có sử dụng đất hoặc nhà xưởng để phục vụ hoạt động kinh doanh thì phải có Hợp đồng thuê đất hợp pháp hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng.

- Hồ sơ pháp lý của nhà đầu tư là pháp nhân.

- Hộ chiếu còn thời hạn của nhà đầu tư là cá nhân hoặc người đại diện quản lý phần vốn của pháp nhân.

Xem 25737 lần Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %04 %600 %2015 %13:%06
Đăng nhập để bình luận
Top
We use cookies to improve our website. By continuing to use this website, you are giving consent to cookies being used. More details…